Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Nóng?


Nóng? Nóng?
Một người bạn có con đang học lớp 8 gọi điện cho người viết bức xúc:
Tui biết ông hay gửi bài cho báo, tui mới nói. Bộ mấy ông báo chí hết đề tài rồi hay sao mà suốt ngày đưa toàn chuyện học sinh đánh nhau vậy? Hôm nay thấy đưa một vụ, ngày mai thấy đưa một vụ… Báo nào cũng to đùng chủ đề bạo lực học đường làm bà xã tui hổm rày không yên tâm. Cứ cho thằng nhỏ ra khỏi cửa đi học là bả nóng ruột. Cả nước có 22 triệu học sinh, sinh viên. Có vài ba đứa đánh nhau đưa lên báo nhưng nghe cứ như nhà trường sắp thành chiến trường đến nơi.! Báo chí đang xem đây là vấn đề nóng mà bán báo hả. Nóng. Thế nào là nóng? Các ổng muốn đẩy lên cho nóng là nóng ngay. Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực. Phơi đầy chuyện bạo lực học đường trên mặt báo, tại sao các ổng không nghĩ đến việc học sinh sẽ bắt chước. Tại sao các ổng không nghĩ rằng làm nóng quá lên vậy sẽ khiến phụ huynh và học sinh lo âu, hoang mang…”. Không kịp để cho người viết có đôi lời, vị phụ huynh nói thêm: “Đừng vì thiểu số mà làm nặng nề thêm tình hình, gây mất lòng tin. Xã hội không tin tưởng giáo dục. Học trò không tin tưởng thầy. Phụ huynh không tin nhà trường. Vậy là họa!”
Rồi cúp máy. Tiếng tút tút kéo dài, day dứt.
2.
Nóng? Hình như chuỵện chưa xa. Nhớ cuộc họp với báo chí chiều 08/ 4 của Bộ GD&ĐT mới đây. Có khá nhiều vấn đề được đưa ra. Nhưng tập trung nhất trong gần 2 giờ họp báo, cánh phóng viên xoay vào các câu hỏi liên quan đến thi tốt nghiệp và sách tham khảo. Về vấn đề học sinh đánh nhau, vẫn nhớ chỉ có một câu hỏi duy nhất của một phóng viên và cũng đã được lãnh đạo ngành trả lời cụ thể: Đó là trách nhiệm của nhiều phía, cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Ấy vậy mà, ngay hôm sau, trên một tờ báo lớn,  một câu hỏi này đã hóa thành chủ đề “nóng” được đề cập nhiều tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4 của Bộ GD-ĐT tổ chức... Đọc báo xong, một số phóng viên và cán bộ có tham gia cuộc họp quay tới quay lui: “Ủa. Nó (ý là vấn đề vấn đề học sinh đánh nhau) chiếm thời lượng bao nhiêu trong cuộc họp, bao nhiêu trong số câu chất vấn mà được coi là nóng vậy? Người trả lời đã trả lời ngắn gọn, rõ ràng, sau đó không có câu hỏi thêm. Vậy nóng ở chỗ nào ?" Một câu nói đùa nho nhỏ của đồng nghiệp: Bữa giờ nhiều báo làm nóng rồi, giờ… thêm cho nóng … làm gì quan trọng vậy?
3.
Trách nhiệm của báo chí là thông tin góp phần cảnh báo cái xấu để người ta chấn chỉnh. Nhưng một trách nhiệm khác nữa của người làm báo là đưa tin trung thực và có định hướng. Hiện tượng học sinh đánh nhau không phải là chuyện mới trong xã hội, và dĩ nhiên, cũng không phải nhiều như các vụ bạo lực khác. Điều đó chỉ xảy ra ở một số học sinh cá biệt, của một số ít trường nào đó (thường ở 1 vài thành phố lớn), giữa hàng triệu học sinh và hàng mấy chục ngàn trường học. Báo chí cần thiết lên tiếng để cùng nhà trường, gia đình, xã hội chung tay tìm giải pháp khắc phục, chứ không phải làm hoang mang, mất lòng tin. Nếu chỉ vài học sinh đánh nhau mà gọi là giang hồ, xã hội đen, hay bạo lực rồi tô đậm lên, tạo hiện tượng dây chuyền “tìm và phản ánh” để rồi sự việc cứ nóng giần giật: hôm nay một vụ, mai một vụ… thì phải xem lại. Hay chuyện xảy ra không nóng nhưng cố tình đưa tin thành nóng thì nặng quá, nếu không nói là bịa.
d
Hân hoan đến trường thi
Với cuộc vận động “Hai không”, ngành Giáo dục đã công khai việc chống tiêu cực và chúng ta không ngại nói đến những hạn chế , những gì còn chưa hoàn thiện của thầy, của trò, của nhà trường. Ngược lại, việc báo chí phản ánh những hạn chế của ngành là góp phần giúp cho giáo dục được rút kinh nghiệm và ngày càng phát triển hơn. Nhưng việc đưa thông tin “nóng” không trung thực, đưa tin giật gân, câu khách, nói quá… thì chắc chắn không phải vì điều tốt hơn cho môi trường học đường! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét