Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Mạnh tay chặn “loạn” giấy báo trúng tuyển


Ngày 26/1, Bộ GD-ĐT họp ban chỉ đạo để chuẩn bị hội nghị thi và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. Về cơ bản tuyển sinh 2011 vẫn giữ như những năm trước nhưng Bộ sẽ có biện pháp mạnh tay khắc phục tình trạng “loạn” giấy báo trúng tuyển như đã xảy ra trong năm trước.

 
Kỷ luật đơn vị gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ xét tuyển vào trường
Để khắc phục những hạn chế trong mùa tuyển sinh trước, Bộ GD-ĐT vừa công bố một số thay đổi mới nhất, dự kiến sẽ chính thức ban hành sau hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới. Trong những nội dung thay đổi đó, có nội dung triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường. Cụ thể, chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do ban thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ  kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học
Để tránh tình trạng “loạn” giấy báo trúng tuyển, một thí sinh nhận được 15 - 20 giấy báo trúng tuyển như báo chí đã thông tin trong các mùa tuyển sinh 2010. Bộ yêu cầu, năm nay, các trường ĐH, CĐ không được gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường.
Siết chặt hơn nữa vấn đề này, Bộ có thêm quy định hình thức kỷ luật cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế là: Cảnh cáo đối với những người gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường hoặc thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: “Tuyển sinh 2011, Bộ tăng cường siết chặt kỷ luật thi cử, bất cứ cán bộ nào vi phạm cũng sẽ chịu kỷ luật nghiêm khắc”.
 
Theo Quy chế tuyển sinh, cán bộ tham gia kỳ thi có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển công tác (nếu là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước), buộc thôi học (nếu là sinh viên đi coi thi) khi mắc phải các lỗi như: ra đề thi sai; giải bài rồi hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi; lấy bài thi của thí sinh làm được giao cho thí sinh khác; gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh. Trường hợp cán bộ làm lộ, mua, bán đề thi; làm lộ số phách bài thi; sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh; chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong sổ điểm đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh... sẽ bị buộc thôi việc hoặc xử lý theo pháp luật.
Nhiều trường sẽ không được phê duyệt mở ngành mới
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT và từ một số lãnh đạo trường đại học đăng ký xin mở ngành mới năm 2011, Bộ đã xem xét việc mở ngành của các trường đăng ký. Tuy nhiên, nhiều trường đã không được phê duyệt vì chưa đủ điều kiện để mở ngành học mới, trong đó có  nhiều trường đại học công lập. 
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm 2011,  Bộ xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường theo năng lực đội ngũ giảng viên, diện tích sàn xây dựng và báo cáo thực hiện 3 công khai. Bộ chỉ ưu tiên dành chỉ tiêu tăng thêm cho các trường có bổ sung đội ngũ giảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện.
Bên cạnh đó, Bộ tăng thêm chỉ tiêu cho đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ với những ngành, những khu công nghiệp đang thiếu nguồn nhân lực. Bộ yêu cầu, các đại học lớn, giữ ổn định quy mô đào tạo đại học chính quy, tăng chỉ tiêu đào tạo sau đại học.
Về đề thi, năm nay, Bộ vẫn tổ chức biên soạn đề thi tuyển sinh dùng chung cho các trường. Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu, các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT; các môn năng khiếu thi theo đề riêng của trường. Hiệu trưởng các trường tuyển sinh ngành năng khiếu chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Những trường không tổ chức thi tuyển sinh được sử dụng kết quả thi tuyển sinh theo đề thi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của trường để xét tuyển. Hiệu trưởng các trường này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Các trường ĐH có chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo CĐ không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng vào hệ này mà sử dụng kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo đề thi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển của trường để xét tuyển. 


Giảng viên ĐH làm việc 1.760 giờ/năm

Thời gian làm việc của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp theo chế độ tuần làm việc 40 giờ; tổng quỹ thời gian làm việc hàng năm là 1.760 giờ.
Đó là một trong những nội dung của Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dư­ỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ vừa công bố.
Theo dự thảo về chế độ làm việc, giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp, thời gian làm việc của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp theo chế độ tuần làm việc 40 giờ; tổng quỹ thời gian làm việc hàng năm là 1.760 giờ.
Định mức thời gian làm việc hàng năm theo từng nhiệm vụ, đối với mỗi chức danh cụ thể như sau:
Đơn vị tính: giờ
Nhiệm vụ
Chức danh
Giảng dạy
Nghiên cứu khoa học
Hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác
Giảng viên
900
400
460
Giảng viên chính
900
500
360
Giảng viên cao cấp
900
600
260
Về giờ chuẩn giảng dạy, định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy: Giờ chuẩn giảng dạy: là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy đối với mỗi chức danh tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy được quy đổi từ quỹ thời gian giảng dạy tại Thông tư này cho từng chức danh quy định như sau: Giảng viên: 280 giờ chuẩn; Giảng viên chính: 300 giờ chuẩn; Giảng viên cao cấp: 320 giờ chuẩn. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với khung định mức giờ chuẩn được quy định trên.
Cụ thể quy đổi thời gian thực hiện một số nhiệm vụ ra giờ chuẩn: Một tiết giảng bài, hướng dẫn bài tập tình huống, thảo luận, giải đáp môn học, hướng dẫn ôn tập trên lớp được tính 1 giờ chuẩn; Một tiết báo cáo chuyên đề được tính từ 1,0 đến 1,5 giờ chuẩn; Một tiết hướng dẫn thực hành trên lớp được tính từ 0,5 đến 1 giờ chuẩn; Hướng dẫn thực tập một ngày làm việc được tính từ 1,5 đến 2 giờ chuẩn; Hướng dẫn học viên làm khoá luận tốt nghiệp được tính từ 12 đến 15 giờ chuẩn/1 khóa luận; hướng dẫn một học viên viết tiểu luận cuối khóa học được tính từ 2 đến 4 giờ chuẩn; đọc và nhận xét đánh giá 1 khóa luận tốt nghiệp của học viên được tính 4 giờ chuẩn. Hướng dẫn học viên đi thực tế 1 ngày làm việc được tính từ 3 đến 4 giờ chuẩn…
Quy định áp dụng định mức giờ chuẩn: Giảng viên trong thời gian hợp đồng làm việc lần đầu hoặc trong thời gian tập sự ở cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy của chức danh giảng viên quy định. Giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác vượt định mức giờ chuẩn được hưởng chế độ dạy thêm giờ đối với thời gian vượt định mức nhưng không quá 200 giờ chuẩn trong 1 năm.
Giảng viên làm nhiệm vụ quản lý, chủ nhiệm lớp thì cứ quản lý hoặc chủ nhiệm một lớp được giảm 5% định mức giờ chuẩn quy định. Giảng viên nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giảm 10% định mức giờ chuẩn.
Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể:
Chức danh
Tỷ lệ % định mức giờ chuẩn của ngạch giảng viên đang giữ
Giám đốc, Hiệu trưởng
15% - 20%
Phó Giám đốc, Phó Hiệu trưởng:
20% - 25%
Trưởng phòng
25% - 30%
Phó Trưởng phòng
30% - 35%
Trưởng khoa
75% - 80%
Phó Trưởng khoa, Trưởng bộ môn:
80% - 85%
Phó Trưởng bộ môn, Chủ nhiệm lớp
85% - 90%
Bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn
55% - 60%
Phó Bí thư đảng uỷ, Phó Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng bộ), Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
60% - 65%
Người được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mà không giữ một trong các chức danh giảng viên thì không thực hiện định mức giờ chuẩn quy định trên. Giảng viên giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm nhiều chức vụ đảng, đoàn thể chỉ thực hiện một định mức giờ chuẩn thấp nhất.

Nguồn : http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Giang-vien-DH-lam-viec-1760-gio-nam-154/

Bộ GD&ĐT hướng dẫn công tác quốc phòng, quân sự năm 2011


(GD&TĐ)-Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi thủ trưởng, Ban chỉ huy các đơn vị trực thuộc Bộ hướng dẫn công tác quốc phòng, quân sự năm 2011.
 
Nhấn mạnh năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị quán triệt, triển khai và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng, dân quân tự vệ và GDQP-AN; xây dựng lực lượng tự vệ, lực lượng dự bị động viên; bổ sung phương án chiến đấu bảo vệ cơ quan, triển khai xây dựng các kế hoạch bảo đảm cho quốc phòng, quân sự. Trong đó có việc thực hiện tốt việc chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự cho học sinh, sinh viên nam khi bắt đầu nhập học khóa mới; làm tốt công tác tư tưởng, lựa chọn những sinh viên có đủ tiêu chuẩn về trình độ và sức khỏe để đào tạo sĩ quan dự bị, bảo đảm kế hoạch chỉ tiêu được giao năm 2011.

Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc phòng, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các đơn vị bảo đảm ngân sách, thực hiện chế độ và chính sách về quốc phòng, quân sự. Năm 2011, Ban chỉ huy quân sự Bộ sẽ tiến hành kiểm tra công tác quốc phòng, quân sự và GDQP-AN ở một số đơn vị trực thuộc Bộ.

Theo Bộ GD&ĐT, năm 2010, việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự từ Bộ đến các đơn vị tiếp tục có những chuyến biến tích cực. Lãnh đạo các đơn vị đã chú trọng, quan tâm đến công tác quốc phòng, quân sự; Ban Chỉ huy quân sự các đơn vị hoạt động có nền nếp và hiệu quả đã phát huy được vai trò chức năng làm tham mưu cho lãnh đạo và chỉ huy đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự. Nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức về công tác quốc phòng - an ninh được nâng lên rõ rệt. Công tác tổ chức huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ, dự bị động viên ở các đơn vị đạt được nhiều kết quả tốt...

Tuy nhiên, trong năm qua công tác quốc phòng, quân sự ở một số đơn vị vẫn còn có những mặt còn hạn chế như: việc quán triệt và thực hiện các văn bản, chỉ thị các cấp chưa đầy đủ, sâu sắc; nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, công chức về nhiệm vụ quốc phòng chưa cao... 

Công bố quyết định thành lập Trường đại học dầu khí Việt Nam



Sáng 27/1/2011 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết công tác năm 2010 triển khai công tác năm 2011 và công bố Quyết định của Thủ tướng thành lập Trường Đại học Dầu khí. Tại buổi lễ, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và đông đảo quan khách, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Dầu khí Việt Nam.
 
Thứ trưởng Bùi Văn Ga trao Quyết định thành lập trường cho lãnh đạo Đại học Dầu khí
Thứ trưởng Bùi Văn Ga trao Quyết định thành lập trường cho lãnh đạo Đại học Dầu khí
Năm 2010, Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tổng doanh thu đạt kỷ lục 578,4 nghìn tỷ đồng (tăng 59% so với năm 2009), tương đương 24% GDP cả nước, nộp ngân sách Nhà nước đạt 128,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện công tác an sinh xã hội gí trị 715 tỷ đồng; công tác tư tưởng, xây dựng Đảng được chú trọng phát triển. Cũng trong năm này đã có 7 phát hiệu dầu khí mới, đưa 5 mỏ dầu mới vào khai thác, vận hành mỏ Rồng – Đồi mồi, đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điệt Nhơn Trạch vào hoạt động ... và hoàn thành đầu tư Dự án năng lượng sạch, chiếu sáng tại quần đảo Trường Sa.  
Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết dự, chứng kiến lễ công bố
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự, chứng kiến lễ công bố
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, có trụ sở đặt tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là trường đại học công lập, nhưng không nhận hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, mức học phí nhà trường dự kiến thu theo mức học phí quy định đối với trường đại học công lập. Trường sẽ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và cũng đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước. 

Nóng?


Nóng? Nóng?
Một người bạn có con đang học lớp 8 gọi điện cho người viết bức xúc:
Tui biết ông hay gửi bài cho báo, tui mới nói. Bộ mấy ông báo chí hết đề tài rồi hay sao mà suốt ngày đưa toàn chuyện học sinh đánh nhau vậy? Hôm nay thấy đưa một vụ, ngày mai thấy đưa một vụ… Báo nào cũng to đùng chủ đề bạo lực học đường làm bà xã tui hổm rày không yên tâm. Cứ cho thằng nhỏ ra khỏi cửa đi học là bả nóng ruột. Cả nước có 22 triệu học sinh, sinh viên. Có vài ba đứa đánh nhau đưa lên báo nhưng nghe cứ như nhà trường sắp thành chiến trường đến nơi.! Báo chí đang xem đây là vấn đề nóng mà bán báo hả. Nóng. Thế nào là nóng? Các ổng muốn đẩy lên cho nóng là nóng ngay. Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực. Phơi đầy chuyện bạo lực học đường trên mặt báo, tại sao các ổng không nghĩ đến việc học sinh sẽ bắt chước. Tại sao các ổng không nghĩ rằng làm nóng quá lên vậy sẽ khiến phụ huynh và học sinh lo âu, hoang mang…”. Không kịp để cho người viết có đôi lời, vị phụ huynh nói thêm: “Đừng vì thiểu số mà làm nặng nề thêm tình hình, gây mất lòng tin. Xã hội không tin tưởng giáo dục. Học trò không tin tưởng thầy. Phụ huynh không tin nhà trường. Vậy là họa!”
Rồi cúp máy. Tiếng tút tút kéo dài, day dứt.
2.
Nóng? Hình như chuỵện chưa xa. Nhớ cuộc họp với báo chí chiều 08/ 4 của Bộ GD&ĐT mới đây. Có khá nhiều vấn đề được đưa ra. Nhưng tập trung nhất trong gần 2 giờ họp báo, cánh phóng viên xoay vào các câu hỏi liên quan đến thi tốt nghiệp và sách tham khảo. Về vấn đề học sinh đánh nhau, vẫn nhớ chỉ có một câu hỏi duy nhất của một phóng viên và cũng đã được lãnh đạo ngành trả lời cụ thể: Đó là trách nhiệm của nhiều phía, cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Ấy vậy mà, ngay hôm sau, trên một tờ báo lớn,  một câu hỏi này đã hóa thành chủ đề “nóng” được đề cập nhiều tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4 của Bộ GD-ĐT tổ chức... Đọc báo xong, một số phóng viên và cán bộ có tham gia cuộc họp quay tới quay lui: “Ủa. Nó (ý là vấn đề vấn đề học sinh đánh nhau) chiếm thời lượng bao nhiêu trong cuộc họp, bao nhiêu trong số câu chất vấn mà được coi là nóng vậy? Người trả lời đã trả lời ngắn gọn, rõ ràng, sau đó không có câu hỏi thêm. Vậy nóng ở chỗ nào ?" Một câu nói đùa nho nhỏ của đồng nghiệp: Bữa giờ nhiều báo làm nóng rồi, giờ… thêm cho nóng … làm gì quan trọng vậy?
3.
Trách nhiệm của báo chí là thông tin góp phần cảnh báo cái xấu để người ta chấn chỉnh. Nhưng một trách nhiệm khác nữa của người làm báo là đưa tin trung thực và có định hướng. Hiện tượng học sinh đánh nhau không phải là chuyện mới trong xã hội, và dĩ nhiên, cũng không phải nhiều như các vụ bạo lực khác. Điều đó chỉ xảy ra ở một số học sinh cá biệt, của một số ít trường nào đó (thường ở 1 vài thành phố lớn), giữa hàng triệu học sinh và hàng mấy chục ngàn trường học. Báo chí cần thiết lên tiếng để cùng nhà trường, gia đình, xã hội chung tay tìm giải pháp khắc phục, chứ không phải làm hoang mang, mất lòng tin. Nếu chỉ vài học sinh đánh nhau mà gọi là giang hồ, xã hội đen, hay bạo lực rồi tô đậm lên, tạo hiện tượng dây chuyền “tìm và phản ánh” để rồi sự việc cứ nóng giần giật: hôm nay một vụ, mai một vụ… thì phải xem lại. Hay chuyện xảy ra không nóng nhưng cố tình đưa tin thành nóng thì nặng quá, nếu không nói là bịa.
d
Hân hoan đến trường thi
Với cuộc vận động “Hai không”, ngành Giáo dục đã công khai việc chống tiêu cực và chúng ta không ngại nói đến những hạn chế , những gì còn chưa hoàn thiện của thầy, của trò, của nhà trường. Ngược lại, việc báo chí phản ánh những hạn chế của ngành là góp phần giúp cho giáo dục được rút kinh nghiệm và ngày càng phát triển hơn. Nhưng việc đưa thông tin “nóng” không trung thực, đưa tin giật gân, câu khách, nói quá… thì chắc chắn không phải vì điều tốt hơn cho môi trường học đường! 

Dự kiến sửa đổi bổ sung 1 số điều trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ


HS là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ Việt Nam không phải dự thi tuyển sinh. Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của HS, khi đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường, xem xét quyết định cho vào học.
 
Đó là một trong những điểm được nêu tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy Bộ GD&ĐT vừa công bố.

Dự thảo này cũng sửa đổi, bổ sung những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi; triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường và xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế.

Theo đó, trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi, giấy nháp và phải yêu cầu cả hai CBCT kí và ghi rõ họ tên vào giấy thi, giấy nháp.

Chủ tịch HĐTS trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ  kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học; Các trường không gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường.

Cảnh cáo đối với cán bộ tuyển sinh vi phạm một trong các lỗi: Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường; thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định.
      
Cũng theo dự thảo này, quy định thí sinh trúng tuyển vào trường phải nộp hồ sơ trúng tuyển cũng được bãi bỏ.




Trang người hâm mộ của ông chủ Facebook Zuckerberg đã bị tin tặc tấn công và mạo danh Zuckerberg, đưa ra những thông điệp như: “Nếu Facebook cần tiền, thay vì đến ngân hàng, sao Facebook không để những người sử dụng đầu tư mang tính xã hội cho Facebook ? Sao không biến Facebook trở thành một ‘loại hình kinh doanh xã hội” theo cách của người đoạt giải Nobel Muhammad Yunus đã mô tả?...”.
 
Mark Zuckerberg, đồng sáng lập mạng xã hội thành công nhất thế giới là Facebookl bị tin tặc tấn công
Mark Zuckerberg, đồng sáng lập mạng xã hội thành công nhất thế giới là Facebookl bị tin tặc tấn công
Ngay sau khi thông điệp trên được công bố, đã có hơn 1.800 lượt click chuột tỏ ý đồng tình và hơn 500 bình luận đã được đưa lên.
“Những người sử dụng Facebook –cho dù có nổi tiếng hay không -  cũng cần quan tâm hơn tới sự an ninh mạng lưới xã hội của mình” – Graham Cluley, tư vấn công nghệ cao cấp tại công ty an ninh Internet quốc tế Sophos nói – “Mark Zuckerberg có thể sẽ muốn xem lại sự riêng tư của mình và những thiết lập an ninh sau vụ việc này. Hiện vẫn chưa rõ Mark có bất cẩn với mật khẩu của mình hay không, nhưng tuy nhiên vụ việc đã xảy ra, như một trò chơi khăm khi Facebook muốn khẳng định với người sử dụng rằng công ty này quan tâm nghiêm túc tới an ninh và tính cá nhân”.
Sau sự cố trên, Facebook đã gỡ trang người hâm mộ Zuckerberg xuống và từ chối bình luận về vụ việc này.
Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi tài khoản của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trên Facebook cũng bị xâm phạm.